Khảm trai hoa văn dây leo

18/1/2019 - Lượt xem: 729
Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
 

Tên nghề:          KHẢM TRAI HOA VĂN DÂY LEO

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Khảm trai hoa văn dây leo;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:    

+ Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, phương pháp sử dụng các dụng cụ  như: Dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Nêu được cách chọn, phương pháp xử lý các loại nguyên, vật liệu dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Mô tả được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và quy trình sử dụng các máy phay cầm tay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm trai dạng hoa văn, dây leo.

- Kỹ năng: 

+ Chuẩn bị được các dụng cụ dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo.

+ Sử dụng được các dụng cụ khảm trai hoa văn, dây leo đúng kỹ thuật.

+ Sử dụng được các máy phay, máy rập trai, máy phun sơn dùng trong nghề khảm trai hoa văn dây leo đúng quy trình kỹ thuật.

+ Chọn và xử lý được nguyên, vật liệu phù hợp để khảm trai hoa văn, dây leo.

+ Khảm và trang sức bề mặt được một số loại sản phẩm dạng hoa văn, dây leo đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.

+ Sửa chữa được những sai hỏng của sản phẩm khảm trai hoa văn, dây leo khi gia công.

- Thái độ: 

+ Yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Cơ hội việc làm:

Người làm nghề Khảm trai hoa văn dây leo trong tương lai có thể làm ở các vị trí sau:

- Công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ;

- Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm khảm hoa văn, dây leo tại gia đình;

- Trợ giúp một phần công việc trong việc trùng tu, phục chế các công trình nghệ thuật như: đình, chùa, viện bảo tàng,…..

 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:   

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo : 03 tháng

- Thời gian học tập : 11 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu:  400 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 18 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 6 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 48 giờ; Thời gian học thực hành:  352 giờ

 

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 01

Chuẩn bị nguyên vật liệu, sử dụng dụng cụ, máy, thiết bị

60

09

49

02

MĐ 02

Khảm hoa văn trên nền gỗ

120

12

104

04

MĐ 03

Khảm dây leo trên nền gỗ

160

18

138

04

MĐ 04

Trang sức sản phẩm khảm trai

60

09

49

02

Tổng cộng

400

48

340

12

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO :

1. CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU, SỬ DỤNG DỤNG CỤ, MÁY, THIẾT BỊ

Mã số mô đun: MĐ 01

Thời gian mô đun: 60 giờ;    (Lý thuyết: 09 giờ;  Thực hành: 51 giờ)

Mục tiêu của mô đun:

- Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài và phương pháp sử dụng dao băm, đục chạy, đục bạt, đục sấn, đục xén tăm, dao tách nét, cưa cắt trai dùng trong khảm hoa văn dây leo;

- Mô tả được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động, quy trinh sử dụng các máy phay cầm tay, máy rập trai dùng trong Khảm hoa văn dây leo;

- Nêu được nguồn gốc, cách nhận biết và phương pháp xử lý các loại nguyên, vật liệu dùng trong khảm hoa văn dây leo;

- Chuẩn bị được bộ dụng cụ, nguyên, vật liệu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để gia công các sản phẩm khảm hoa văn dây leo;

- Sử dụng được máy phay cầm tay, máy rập trai đúng quy trình kỹ thuật;

- Phay được nền gỗ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Rập được một số hình dạng hoa văn, dây leo đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận;

- Tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động.

Các bài trong mô đun:

1

Mài dụng cụ

2

Băm cưa cắt trai

3

Cán trai

4

Sử dụng máy phay cầm tay

5

Sử dụng máy rập

 

2. KHẢM HOA VĂN TRÊN NỀN GỖ

Mã số mô đun: MĐ 02

Thời gian mô đun: 120 giờ;    (Lý thuyết:  12 giờ;   Thực hành: 108 giờ)

Mục tiêu của mô đun:

- Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm chỉ thẳng, chỉ cong, hạt tròn, hạt hình quả trám, lá sòi, gấm cẩm quy, hoa văn góc trên nền gỗ;

- Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm hoa văn;

- Khảm được chỉ thẳng, chỉ cong, hạt tròn, hạt hình quả trám, lá sòi, gấm cẩm quy, hoa văn góc trên nền gỗ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật;

- Khắc phục được một số sai hỏng thường gặp khi khảm chỉ thẳng, chỉ cong, hạt tròn, hạt hình quả trám, lá sòi, gấm cẩm quy, hoa văn góc trên nền gỗ;

- Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm trong việc sử dụng nguyên, vật liệu khi gia công;

- Tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động.

Các bài trong mô đun:

1

Khảm chỉ thẳng trên nền gỗ

2

Khảm chỉ cong trên nền gỗ

3

Khảm hạt tròn trên nền gỗ

4

Khảm hạt hình quả trám trên nền gỗ

5

Khảm lá sòi trên nền gỗ

6

Khảm gấm cẩm quy trên nền gỗ

7

Khảm hoa văn góc trên nền gỗ

 

3. KHẢM DÂY LEO TRÊN NỀN GỖ

Mã số mô đun: MĐ 03

Thời gian mô đun:  160 giờ;  (Lý thuyết:  18 giờ;  Thực hành: 142 giờ)

Mục tiêu của mô đun:

- Trình bày được quy trình kỹ thuật khảm triện chữ công loại vuông, triện rút, gấm tán tự, hoa lan, cành hoa hồng, cành hoa cúc, cành hoa mai, quả đào, quả lựu, quả phật thủ, dây nho trên nền gỗ;

- Nêu được những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật của sản phẩm khảm dây leo;

- Khảm được triện chữ công loại vuông, triện rút, gấm tán tự, hoa lan, cành hoa hồng, cành hoa cúc, cành hoa mai, quả đào, quả lựu, quả phật thủ, dây nho trên nền gỗ đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật;

- Khắc phục được một số sai hỏng thường gặp khi khảm triện chữ công loại vuông, triện rút, gấm tán tự, hoa lan, cành hoa hồng, cành hoa cúc, cành hoa mai, quả đào, quả lựu, quả phật thủ, dây nho trên nền gỗ;

- Rèn luyện tính cẩn thận, tiết kiệm trong việc sử dụng nguyên, vật liệu khi gia công;

- Tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động.

Các bài trong mô đun:

1

Khảm triện chữ công loại vuông trên nền gỗ

2

Khảm triện rút trên nền gỗ

3

Khảm gấm tán tự trên nền gỗ

4

Khảm hoa lan trên nền gỗ

5

Khảm cành hoa hồng trên nền gỗ

6

Khảm cành hoa cúc trên nền gỗ

7

Khảm cành hoa mai trên nền gỗ

8

Khảm quả đào trên nền gỗ

9

Khảm quả lựu trên nền gỗ

10

Khảm quả phật thủ trên nền gỗ

11

Khảm dây nho trên nền gỗ

 

4. TRANG SỨC BỀ MẶT SẢN PHẨM

Mã số mô đun: MĐ 04

Thời gian mô đun:  60 giờ;  (Lý thuyết: 09 giờ; Thực hành: 51 giờ)

Mục tiêu của mô đun:

- Mô tả được quy trình kỹ thuật làm nhẵn bề mặt sản phẩm, nhuộm gỗ, đánh bóng bề mặt sản phẩm bằng sáp ong, bằng si, véc ni, quét bề mặt sản phẩm bằng dầu bóng, phun bóng sản phẩm bằng sơn PU;

- Nêu được các tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật khi trang sức bề mặt sản phẩm khảm trai hoa văn dây leo.

- Trang sức được bề mặt sản phẩm khảm trai hoa văn dây leo đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.

- Xử lý được một số sai hỏng thường gặp khi trang sức bề mặt sản phẩm khảm trai hoa văn dây leo.

- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình làm việc.

Các bài trong mô đun:

1

Làm nhẵn bề mặt sản phẩm

2

Nhuộm gỗ

3

Đánh bóng bề mặt sản phẩm bằng sáp ong

4

Đánh bóng bề mặt sản phẩm bằng si

5

Đánh bóng bề mặt sản phẩm bằng vecni

6

Quét bề mặt sản phẩm bằng dầu bóng

7

Phun bóng sản phẩm bằng sơn PU

 

Quản lý bình luận

Đăng ký tư vấn: