Tìm hiểu về du học Nhật Bản

22/2/2019 - Lượt xem: 826
Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Du học Nhật Bản đang là một trong những lựa chọn được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam quan tâm. Với nhiều điểm cộng , Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh từ Việt Nam sang đó học tập sinh sống. Đối với những bạn mới tìm hiểu hay đơn giản là đang có dự định sang Nhật du học thì việc tìm hiểu thông tin về đất nước, con người , ẩm thực , văn hóa Nhật , cuộc sống của du học sinh Nhật là vô cùng cần thiết. Hôm nay chúng tôi xin được có đôi dòng giúp các bạn tìm hiểu sơ lược về vấn đề du học Nhật Bản .

Ở đây chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến 2 chương trình đi du học phổ biến nhất mà các bạn du học sinh đang quan tâm khi sang Nhật đi du học đó là du học trường Nhật ngữ và du học cao đẳng, đại học , senmon. Thử xem 2 chương trình du học này có những thủ tục , điều kiện gì nhé.

I. Về điều kiện thủ tục :

Đối với du học trường Nhật ngữ : Đây là chương trình du học Nhật bản giúp người học nâng cao trình độ tiếng Nhật từ N4, N5 lên N3, N2 để đáp ứng được điều kiện học ở các bậc như cao đẳng , đại học hay du học nghề senmon tiếp theo. Điều kiện để bạn du học tiếng Nhật này khá đơn giản chỉ cần

·         Tốt nghiệp cấp 3 

·         Có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N5

·         Không mắc những bệnh nằm trong nhóm không được nhập cảnh vào Nhật

Đối với du học cao đẳng đại học , senmon thì các bạn cần thỏa mãn những điều kiện cơ bản sau :

·         Tốt nghiệp đại học, cao đẳng

·         Có chứng chỉ tiếng nhật tối thiểu là N3

·         Vượt qua kì thi EJU

·         Và một số điều kiện thủ tục về sức khỏe

II. Tìm hiểu về cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản

Như các bạn đã biết thì việc chính của du học sinh tại Nhật là học tập , thế nhưng ngoài thời gian học tập thì có tới hớn 90% các bạn sinh viên từ Việt Nam sang sẽ tìm kiếm cho mình ít nhất một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí  học tập , sinh hoạt cuộc sống tại Nhật . Qua việc làm thêm này cũng mang lại nhiều lợi ích như trau dồi khả năng tiếng Nhật , khám phá văn hóa Nhật Bản.

Tùy vào thời gian học của bạn là sáng hay chiều mà lựa chọn công việc làm thêm sao cho hợp lý nhé. Tuy nhiên bạn đừng nên quá tham công tiếc việc mà bỏ quên nhiệm vụ chính của mình là sang để học tập kiến thức.

III, Các hồ sơ giấy tờ cần thết để du học Nhật Bản:

- Giấy tờ photo đều phải photo trên giấy A4 và trên 1 mặt giấy- Tất cả các bản công chứng phải mới làm trong vòng 3 tháng trở lại đây.

- Các thông tin: họ tên (kể cả tên đệm), ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, số CMT, ngày cấp nơi cấp CMT…của tất cả các thành viên gia đình trong các giấy tờ liên quan dưới đây phải thống nhất nhau

Hồ sơ du học Nhật Bản cần có :

1. Ảnh 3x4  (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 (2 chiếc), 4x6 (2 chiếc)

Số lượng: Tổng 14 chiếc

Ghi chú: Nền trắng, áo trắng mới chụp trong vòng 3 tháng và chưa sử dụng ở hồ sơ nào khác

2. Học bạ cấp 3 (học sinh tốt nghiệp cấp 3)

Bảng điểm (sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)

Số lượng: 3

Ghi chú: Bản photo công chứng + Bản gốc

Chú ý:

+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (Bản photo công chứngBản gốc)

+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (Bản photo công chứng + Bản gốc)

3. Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (học sinh tốt nghiệp cấp 3).  

Giấy xác nhận sinh viên (sinh viên đang học) hoặc Bằng tốt nghiệp (SV đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)

Số lượng: 3

Ghi chú: Bản photo công chứng + Bản gốc

Chú ý:

+ Nếu học liên thông thì phải nộp cả Bằng và Bảng điểm của các cấp dưới (Bản photo công chứngBản gốc)

+ Nếu chỉ tốt nghiệp Trung cấp, trường Nghề (khóa 2 năm) thì phải nộp cả Bằng TN + Học bạ cấp 3 (Bản photo công chứng + Bản gốc)

4. Giấy khai sinh

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng: phải có số hiệu, số quyển ở góc phải trên cùng.

5. CMND của học sinh

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.

6. CMND của người bảo lãnh: ưu tiên bố hoặc mẹ

 (các trường hợp khác: anh chị em ruột của học sinh hoặc anh chị em ruột của bố mẹ)

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng: phải rõ mặt, rõ số và thời hạn cấp CMT không quá 15 năm. Nếu gặp phải các vấn đề trên đây thì phải xin cấp lại CMT mới bổ sung ngay.

7. Hộ khẩu có thông tin học sinh

Nếu người bảo lãnh không chung hộ khẩu với học sinh, phải nộp cả Hộ khẩu người bảo lãnh.

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản photo công chứng

8. Giấy tờ người bảo lãnh:

+ Đối với hộ kinh doanh riêng: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất

+ Đối với CNVC:Giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc)

+ Đối với hộ làm nông nghiệp:Sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất

Số lượng: Mỗi loại 3 bản

Ghi chú: Bản công chứng

Chú ý: giấy xác nhận bảng lương của công ty phải có thông tin đầy đủ: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế

9. Hộ chiếu

Số lượng: 1

Ghi chú: Bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)

10. Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm)

Số lượng: 3

Ghi chú: Bản gốc: do công ty bạn đã làm ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào (phải có thông tin: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế)

GIẤY TỜ KHÁC (NẾU CÓ)

11. Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST,…cấp độ N1~5)

Số lượng: 2

Ghi chú: Bản gốc Bằng + bảng điểm chi tiết đi kèm

12. Nếu là Tu Nghiệp Sinh về nước:

+ Chứng chỉ hoàn thành Tu Nghiệp Sinh

+ Hợp đồng Tu nghiệp

Số lượng: Mỗi loại 1 bản

Ghi chú: Bản gốc + 3 công chứng

 - Lưu ý: Ngoài ra, nộp thêm mỗi loại 2 bản photo không cần công chứng. Tuyệt đối không được nộp hồ sơ giả.

IV.  CHI PHÍ LÀM HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM:

1. Phí hồ sơ du học nhật bản  (trọn gói): 1000$ (chia làm 2 lần đóng)

2. Học phí tiếng Nhật: 1,5 triệu đồng/tháng (đóng trọn gói 6 tháng khi nhập học, học 9 tiếng/1ngày)

3. Ký túc xá: 600.000 VND/tháng (đóng trọn gói 6 tháng khi nhập học, đã bảo gồm điện nước)

4. Các phí khác như: thi năng lực tiếng Nhật (650.000~950.000 VND/đợt), chứng thực bằng cấp (750.000 VND) thì tùy trường tại Nhật yêu cầu mới phát sinh.

Lưu ý: Không phát sinh thêm bất kỳ khoản chi phí nào nữa ngoài những khoản chi phí nêu trên.

V. TUẦN TỰ CÁC BƯỚC HOÀN THIỆN HỒ SƠ VÀ THỤ LÝ HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN

Bước 1: Nộp các giấy tờ từ mục 1 – 11 cho Công ty (nếu học sinh chưa có giấy tờ thuộc mục 09, yêu cầu liên lạc với Công ty để được trợ giúp). Đồng thời nộp tiền làm hồ sơ là 500$.

Bước 2: Công ty liên lạc với các trường bên Nhật và hẹn ngày phỏng vấn học sinh. Học sinh sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn của trường (có thể bao gồm thi viết tiếng Nhật và trả lời câu hỏi.).

Bước 3: Học sinh nhập học tiếng Nhật tại công ty. Học phí: 1,5 triệu đồng/tháng. Thời gian học khoảng 5~6 tháng cho đến ngày xuất cảnh. (Nếu ở KTX thì phí là 600.000VND/tháng bao gồm nhà ở, điện nước, phí quản lý KTX, vệ sinh,...). Chú ý: đóng học phí và KTX trọn gói 6 tháng ngay khi nhập học.

Có một số trường yêu cầu học sinh nộp phí xét hồ sơ (số tiền này sẽ được hoàn trả lại khi bạn không đạt Giấy chứng nhận tư cách lưu trú).

Bước 4: Trường bên Nhật nộp hồ sơ của học sinh lên Sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại Sở lưu trú.

Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.

Bước 6: Trường Nhật gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “Giấy yêu cầu nộp học phí”. Học sinh tiến hành chuyển tiền nộp học phí sang trường (học sinh có thể ủy quyền cho công ty nộp hộ).

Bước 7: Trường Nhật gửi về “Giấy báo nhập học” , “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”.

Bước 8: Công ty nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.

Bước 9: Học sinh đợi lấy Visa (khoảng 3-5 ngày làm việc). Thanh toán nốt 500$ phí cho công ty rồi nhận Visa

Bước 10: Học sinh liên lạc với Công ty và nhà trường quyết định ngày dự định đến Nhật Bản

Bước 11: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học.

Bước 12: Chính thức nhập học

Bước 13: Sau 2 tuần nhập học. Nếu học sinh có nhu cầu muốn đi làm thêm học sinh có thể xin giấy chứng nhận sinh hoạt ngoại khóa của trường cấp để đi làm thêm.

Trên đây là hướng dẫn rất chi tiết về Hồ sơ du học Nhật Bản của Thái Hưng, nếu có thắc mắc  bạn vui lòng để lại Comment phía dưới hoặc gọi điện trực tiếp đến số điện thoại của công ty.

ĐT: 02143.905005; Hotline: 0966005459

Địa chỉ: 139 Kim Sơn, Bắc Cường, TP Lào Cai.

Email: Thaihungcolc@gmail.com


Xem thêm: >> Tìm hiểu về du học Nhật Bản với học bổng báo ASAHI

 


Thái Hưng

 

Share

Du học Nhật Bản đang là một trong những lựa chọn được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam quan tâm. Với nhiều điểm cộng , Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh từ Việt Nam sang đó học tập sinh sống. Đối với những bạn mới tìm hiểu hay đơn giản là đang có dự định sang Nhật du học thì việc tìm hiểu thông tin về đất nước, con người , ẩm thực , văn hóa Nhật , cuộc sống của du học sinh Nhật là vô cùng cần thiết. Hôm nay chúng tôi xin được có đôi dòng giúp các bạn tìm hiểu sơ lược về vấn đề du học Nhật Bản .

Quản lý bình luận

Đăng ký tư vấn: