Trường âm trong tiếng Nhật

10/6/2019 - Lượt xem: 706
Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn

Trường âm trong tiếng Nhật – trọng âm, âm ngắt… Phát âm tiếng Nhật không phải là khó bởi từ bé chúng ta đã học 1 thứ tiếng khó phát âm hơn rất nhiều, đó là tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng chính bởi do có thể phát âm tiếng Nhật một cách dễ dàng như vậy nên nhiều bạn học tiếng Nhật thường không quan tâm nhiều tới vấn đề trọng âm và trường âm trong trong Nhật.

Tầm quan trọng của trọng âm và trường âm trong tiếng Nhật?

Trọng âm trong tiếng Nhật không khó và phức tạp như trong tiếng Anh, tuy nhiên nếu bạn không phát âm đúng, người Nhật khó có thể hiểu hay ý mà bạn muốn nói. Bởi vậy có tình trạng là khi đi làm có nhiều bạn khi giao tiếp với 1 nhóm người nhất định thì có thể giao tiếp tốt, nhưng khi giao tiếp với người mới thì có khi họ lại ngớ người không hiểu bạn nói gì (Nguyên nhân là do nhóm người cũ đã quen với kiểu phát âm của bạn – quen với cả cái sai rồi, còn người mới thì chưa :D).

Đó là trọng âm, còn về trường âm, nếu bạn phát âm thiếu hoặc thừa, bạn đã đang nói một từ khác (Ví dụ : từ おばさん không kéo dài ở (ba), sẽ có nghĩa là cô, còn từ おばさん, có trường âm tại (ba) sẽ có nghĩa là bà). Bởi vậy bạn chớ ngạc nhiên khi người Nhật không hiểu bạn nói gì. Trên đây là những nguyên nhân tại sao trong quá trình học tiếng Nhật online , nhất là những bạn tự học tiếng Nhật, bạn phải quan tâm tới việc học cả trường âm trong tiếng Nhật cùng các hiện tượng phát âm khác.

Nhận biết Trường âm trong tiếng Nhật

Với chữ Hiragana

– Phía sau chữ thuộc cột (か、さ、ま…) có thêm chữ đứng phía sau

Ví dụ:かあさん(さん). Phía sau chữ  (là chữ thuộc cột ) có chữ  -> Trường âm

– Phía sau chữ thuộc cột (き、し、み…) có thêm chữ đứng phía sau

Ví dụ : にいさん(さん)

– Phía sau chữ thuộc cột (く、す、む …) có thêm chữ đứng phía sau

Ví dụ : くうき(

– Phía sau chữ thuộc cột có thêm chữ hoặc chữ đứng phía sau

Ví dụ : ねえさん(さん): chị. せんせい(せんせい): giáo viên. せいかつ(せいかつ): sinh hoạt

– Phía sau chữ thuộc cột có thêm chữ hoặc chữ đứng phía sau

Ví dụ : (こうこう): trường phổ thông, おおきい(きい):  to lớn

Ngoại lệ : Ngoài ra chúng ta có thể thấy 1 số chữ あ い う え お nhỏ đứng sau chữ thuộc cột tương ứng, cũng thể hiện trường âm. Ví dụ : さぁ しぃ、スゥ

Với chữ Katakana

Với những chữ katakana, chúng ta nhận diện trường âm bằng dấu 

Ví dụ : フリー : free, miễn phí. カード xe đẩy hàng. タクシー : taxi

Với chữ romaji

Có 2 cách để nhận biết trường âm khi viết bằng chữ Romaji :

Cách thứ 1 : chữ thể hiện trường âm được viết hẳn ra thành romaji. Ví dụ : kaasan

Cách thứ 2 : Chữ thể hiện trường âm được thêm dấu mũ hoặc dấu huyền : kâsan/ okāsan

Trường âm và biểu cảm

Ngoài những từ vựng tiếng Nhật cần phải có trường âm để thể hiện đúng nghĩa của nó. Người Nhật còn sử dụng trường âm với những từ vựng diễn ta tình cảm, tính từ. Mục đích là để nhấn mạnh ý nghĩa của từ vựng đó. Ví dụ : すごうく (cực kỳ….)、ひろうい (cực rộng) /すごーく、ひろーい。

Trường âm trong tiếng Nhật – Trọng âm :

Trọng âm

Khi nghe tiếng Nhật, chúng ta nghe có vẻ họ nói bằng bằng, bình bình không có trọng âm, nhưng thực chất Tiếng Nhật cũng có trọng âm cho từng từ, việc đọc đúng trọng âm không chỉ giúp người nghe nghe dễ hơn mà đôi khi cùng 1 từ, nếu đặt trọng âm khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau. Ví dụ : từ hashi nếu đọc nhấn ở âm thứ 1, hashi, thì có nghĩa là đũa, nhưng nếu nhấn vào âm thứ 2 hashi thì lại có nghĩa là cây cầu. Nhiều người Việt khi học không chú ý điều này, nên khi các bạn nói, người Nhật phải mất một lúc mới đoán ra các bạn ấy nói gì. Do vậy, các bạn cần chú ý đọc trọng tâm của từ cho đúng.

Trong tiếng Nhật chỉ có 4 cách đặt trọng âm :

– Cách 1 : Đọc nhẹ chữ đầu và nhấn ở âm thứ 2 và âm thứ 3

– Cách 2 : nhấn ở âm đầu và đọc nhẹ các chữ tiếp theo.

– Cách 3 : Đọc nhẹ âm thứ 1, nhấn âm thứ 2 và đọc nhẹ âm thứ 3

– Cách 4 : Đọc nhẹ âm thứ 1 và đọc nhấn tại các âm còn lại.

Trong tiếng Nhật có nhiều vùng có cách đọc khác nhau, ví dụ vùng osaka và vùng tokyo có một số chữ đọc khác nhau.

Một số vấn đề khác khi phát âm :

Âm gió, âm đọc nhẹ

Có một số âm, khi đọc thường bị đọc nhẹ và nếu không nghe quen và nghe kỹ chúng ta sẽ không nghe rõ, đó là các chữ shi, sư, tsu, các chữ này thường đọc nhẹ hoặc đôi khi chỉ thành âm gió, chúng ta hãy luyện nói giống như vậy, và luyện nghe nhiều chúng ta sẽ nghe được các âm này.

Ngữ điệu

Trong tiếng Nhật có 3 ngữ điệu chính theo 3 loại câu.

Nói bằng bằng cả câu khi nói các câu khẳng định thông thường (–>)

Nói lên cao giọng ở cuối câu khi nói các câu hỏi

Nói hạ (xuống) giọng ở cuối câu ở câu cảm thán.

Về âm ngắt, các bạn tham khảo bài viết : âm ngắt trong tiếng Nhật

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được đặc điểm cơ bản và tầm quan trọng của việc học cả trường âm và trọng âm trong tiếng Nhật. Phát âm trường âm và trọng âm trong tiếng Nhật đúng không chỉ giúp bạn nói chuyện tốt hơn, mà còn giúp giọng nói của bạn tự nhiên và giống người Nhật nhất !

Trường âm trong tiếng Nhật – trọng âm, âm ngắt… Phát âm tiếng Nhật không phải là khó bởi từ bé chúng ta đã học 1 thứ tiếng khó phát âm hơn rất nhiều, đó là tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng chính bởi do có thể phát âm tiếng Nhật một cách dễ dàng như vậy nên nhiều bạn học tiếng Nhật thường không quan tâm nhiều tới vấn đề trọng âm và trường âm trong trong Nhật.

Quản lý bình luận

Đăng ký tư vấn: