Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuât nhỏ

16/1/2019 - Lượt xem: 711
Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
 

Tên nghề:          LẮP ĐẶT ĐIỆN CHO CƠ SỞ SẢN XUẤT NHỎ

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Cơ sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề lắp đặt điện cho cơ sở sản xuât nhỏ

Số lượng môn học, mô học đào tạo: 05

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề,

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức có liên quan về an toàn  điện, các dụng cụ đo;

+ Trình bày được những kiến thức về các ký hiệu về điện, ký hiệu các thiết bị điện;

+ Thiết lập được các công thức tính toán cơ bản;

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, công dụng của các thiết bị đóng cắt, các loại đèn chiếu sáng thông dụng;

+ Trình bày được cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện gia dụng;

+ Trình bày được nguyên lý làm việc của các động điện.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo đồng hồ VOM;

+ Vẽ được các mạch điện chiếu sáng, mạch điện điều khiển cho các máy ssanr xuất của cơ sở sản xuất nhỏ;

+ Lắp đặt được các thiết bị điện đóng cắt lên bảng điện, bảng điện lên tường;

+ Lắp đặt được các mạch điện chiếu sáng thông dụng;

+ Lắp đặt được các thiết bị điện gia dụng dùng cho cơ sở sản xuất nhỏ;

+ Lắp đặt được các máy sản xuất của cơ sở sản xuất nhỏ;

+ Lắp được các mạch điện điều khiển cho máy sản xuất.

- Thái độ:

+ Cẩn thận sáng tạo, chịu khó học hỏi;

+ Đảm bảo an toàn về điện, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ người học làm được các công việc:

- Thiết kế và lắp đặt điện chiếu sáng, cho cơ sở sản xuât nhỏ,  cho tòa nhà chung cư;

-  Người học lắp đặt đường dây điện trong nhà, thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện dân dụng;

- Người học lắp đặt hệ thống cung cấp điện, tủ điện điều khiển, phụ tải động lực cho các máy sản xuất trong cơ sở sản xuất nhỏ.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:          

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 04 tháng

- Thời gian học tập: 16 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 480 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: 

- Thời gian học các môn học, mô học đào tạo nghề: 480 giờ

- Thời gian học lý thuyết: 128 giờ; Thời gian học thực hành: 352giờ

 

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:  

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 01

Điện cơ bản

90

52

32

6

MĐ 02

Lắp đặt mạch điện chiếu sáng thông dụng.

100

17

75

8

MĐ 03

Lắp đặt các thiết bị điện gia dụng.

100

21

73

6

MĐ 04

Lắp đặt điện cho máy sản xuất

70

16

50

4

MĐ 05

Lắp đặt  mạch trang bị điện điều khiển máy sản xuất.

120

22

92

6

Tổng cộng

480

128

322

30

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:

1. ĐIỆN CƠ BẢN

Mã số môn học: MH 01

Thời gian môn học: 90 giờ  (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 76 giờ)

Mục tiêu mô học:

- Trình bày được các nguyên nhân gây tai nạn điện, các phương pháp phòng chống tai nạn điện và các phương pháp sơ cứu người bị điện giật.

- Trình bày được các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn máy.

- Thiết lập được các công thức tính toán cơ bản.

- Trình bày được cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng.

- Cấp người bị điện giật đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo kịp thời

- Tính toán được công suất tiêu thụ trong mạng điện sinh hoạt gia đình  hoặc cơ sở sản xuất nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Tính toán được tiết diện và đường kính dây dẫn điện theo yêu cầu kỹ thuật.

- Chọn được các loại cáp điện, dây dẫn điện theo yêu cầu.

- Vẽ và nhận dạng được các ký hiệu điện, các ký hiệu mặt bằng xây dựng trên sơ đồ điện.

- Vẽ và đọc được các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến...

- Sử dụng thành thạo đồng hồ VOM.

- Đo chính xác các giá trị điện trở, điện áp, dòng điện.

- Tính toán được giá thành chi phí cho vật tư.

- Lập được bảng dự toán vật tư thiết bị cho mạng điện .

- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

- Có được tính tỉ mỉ, chính xác và tác phong công nghiệp trong khi làm việc.

Nội dung tổng quát của môn học:

I

 

 

 

 

 

Phòng tránh tai nạn về điện.

- Bảo hộ lao động

- Các nguyên nhân gây tai nạn điện

- Phương pháp phòng tránh tai nạn về điện

- Phương pháp sơ cứu người khi bị điện giật

- Phương pháp hô hấp nhân tạo

II

 

 

 

 

 

Xác định công suất tiêu thụ và tiết diện dây dẫn của mạng điện.

- Đặt vấn đề.

- Các đại lượng cơ bản ghi trên nhãn thiết bị.

- Tính toán công suất yêu cầu của phụ tải đối với mạng điện.

- Các công thức tính toán cơ bản.

- Xác định tiết diện đây dẫn theo dòng điện phụ tải tính toán.

III

 

 

 

 

Vẽ điện.

- Khái niệm chung về bản vẽ điện.

- Các ký hiệu và qui ước trong bản vẽ điện.

- Đọc các bản vẽ điện.

- Vẽ các sơ đồ điện thường dùng.

IV

 

 

 

Đo dòng điện, điện áp, điện trở dùng đồng hồ VOM.

- Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ đa năng.

- Cách sử dụng đồng hồ VOM.

- Các phương pháp đo và đọc thang đo của đồng hồ đa năng.

V

 

 

Thiết kế mạng điện đơn giản.

- Thiết kế mạng điện sinh hoạt.

- Thiết kế mạng điện sản xuất.

VI

 

 

Lập dự toán.

- Lập dự toán vật tư thiết bị.

- Lập dự toán chi phí lắp đặt điện.

 

2. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG

Mã số mô đun: MĐ 02

Thời gian mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 15giờ; thực hành 75 giờ).

Mục tiêu mô đun:

- Trình bày được các nguyên lý làm việc, phân biệt được các thiết bị đóng cắt điện.

- Trình bày được cấu tạo và công dụng của các đèn chiếu sáng thông dụng.

- Trình bày được các phương pháp đấu nối dây điện.

- Lắp đặt được các thiết bị điện đóng cắt điện.

- Lắp đặt được đường dây điện, các thiết bị cách điện.

- Lắp đặt được các mạch điện, các đèn chiếu sáng thông dụng.

- Đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật và kỹ thuật.

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Nội dung tổng quát của mô đun:

1

Lắp đặt bảng điện.

2

Lắp đặt đường dây điện sinh hoạt.

3

Lắp đặt điện cho đèn sợi đốt.   

4

Lắp đặt điện cho đèn huỳnh quang.

5

Lắp đặt điện cho đèn điện tử Compac.             

6

Lắp đặt điện cho đèn cầu thang.               

7

Lắp đặt điện cho đèn cao áp thủy ngân.

8

Lắp đặt điện cho đèn Halozen. 

 

3. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG

Mã số mô đun: MĐ03

Thời gian mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 16 giờ; thực hành 74giờ).

Mục tiêu của mô đun:

- Trình bày được các nguyên lý làm việc, của các thiết bị làm mát, các thiết bị bảo vệ, các thiết bị đo điện năng tiêu thụ.

- Trình bày được cấu tạo chung và công dụng của các thiết bị làm mát, các thiết bị bảo vệ, các thiết bị đo điện năng tiêu thụ.

- Lắp đặt được các thiết bị các thiết bị làm mát, các thiết bị bảo vệ, các thiết bị đo điện năng tiêu thụ.

- Lắp đặt được đường dây điện cho các thiết bị làm mát, các thiết bị bảo vệ, các thiết bị đo điện năng tiêu thụ.

- Đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật và kỹ thuật.

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Nội dung tổng quát của mô đun:

1

Lắp đặt điện cho hệ thống chuông báo. 

2

Lắp đặt điện cho hệ thống quạt thông gió.        

3

Lắp đặt điện cho hệ thống điều hòa nhiệt độ.

4

Lắp đặt mạch điện cho công tơ điện 1 pha, 3 pha. 

5

Lắp đặt hệ thống chống sét.                

6

Lắp đặt điện cho hệ thống UPS.                   

 

4. LẮP ĐẶT ĐIỆN CHO MÁY SẢN XUẤT

Mã số mô đun: MĐ 04

Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 44 giờ)

Mục tiêu của mô đun:

- Kiểm tra và xử lý các sự cố hệ thống dây điện trong nhà, trong cơ sở sản xuất, đảm bảo an toàn điện.

- Trình bày được cấu tạo và nguyến lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ và động cơ điện xoay chiều

- Lắp đặt được máy sản xuất và hệ thống điện cung cáp cho các máy sản xuất

- Rèn luyện tác phong công nghiệp trong lao động và sản xuất.

Nội dung tổng quát của mô đun:

1

Lắp đặt đường dây phân phối

2

Lắp đặt động cơ không đồng bộ xoay chiều một pha.

3

Lắp đặt động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha.

4

Lắp đặt động cơ một chiều.

 

5. LẮP ĐẶT MẠCH TRANG BỊ  ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY SẢN XUẤT

Mã số mô đun: MĐ 05

Thời gian mô đun:120 giờ: (Lý thuyết: 22 giờ; Thực hành: 98 giờ)

Mục tiêu của mô đun:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về một số khí cụ điện liên quan trong điều khiển và bảo vệ động cơ.

- Phân tích được các sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển cho các máy sản xuất.

- Lắp một số mạch điều khiển động cơ trong các cơ sở sản xuất nhỏ.

- Lắp đặt các tủ điều khiển và phân phôi trong các cơ sở sản xuất nhỏ.

- Có tác phong công nghiệp trong lao động, sản xuất điện.

Nội dung tổng quát của mô đun:

1

Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ 3 pha quay một chiều, dùng nút bấm và khởi động từ đơn.

2

Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ 3 pha quay hai chiều, dùng nút bấm và khởi động từ kép.

3

Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ 3 pha quay hai chiều có giới hạn hành trình, dùng nút bấm, công tắc hành trình và khởi động từ kép.

4

Lắp đặt tủ điện phân phối và điều khiển.

 

 

Quản lý bình luận

Đăng ký tư vấn: